Chuyển đến nội dung chính

Dụng cụ trang điểm - ổ vi khuẩn

Các chuyên gia trang điểm khuyến cáo: dụng cụ trang điểm là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn gây bệnh. Vì thế, dụng cụ trang điểm phải thường xuyên được làm sạch đúng cách.

Chị Tuyết Hương, nhân viên phòng giao dịch khách hàng của một ngân hàng tại TP.HCM cho biết, mỗi ngày trước khi đi làm, chị đều trang điểm kỹ. Bộ dụng cụ trang điểm là vật "bất ly thân" đối với chị. Nhưng việc vệ sinh bộ "đồ nghề" này thì dường như chị không mấy để ý. Chị cho rằng dùng thường xuyên nên cũng không nhất thiết phải vệ sinh. Khi cây cọ "cùn" quá, đánh không ăn phấn nữa thì mua cái khác.

Với chị Đỗ Thùy Linh, kế toán một công ty dược tại Q.4, TP.HCM thì sở hữu một bộ dụng cụ trang điểm không thiếu thứ gì, nhưng thỉnh thoảng chị mới dùng tới son môi hay chì mắt, nhiều khi bộ trang điểm đánh một vài lần rồi để cả tháng trời mới dùng lại nên cũng không để ý đến việc vệ sinh dụng cụ.

Chị Thái Diệu Tuyền, chuyên gia trang điểm tại Wekup Thái Tuyền, Q.11, TP.HCM, cho biết: "Một bộ trang điểm có nhiều dụng cụ trang điểm khác nhau, nhưng chủ yếu là miếng mút thoa phấn và bộ cọ. Với chuyên viên trang điểm, bộ cọ là dụng cụ chủ lực nên cần chú trọng đến việc vệ sinh chúng".

Với những người làm dịch vụ trang điểm cho khách hàng thì phải vệ sinh dụng cụ thường xuyên. Riêng miếng mút thoa phấn thì nên có nhiều miếng để thay thế sau mỗi lần sử dụng. Theo chị Tuyền, có những loại cọ trang điểm nếu ngâm vào nước và xà bông để làm sạch thì rất dễ bị hỏng. Vì vậy, vệ sinh đầu cọ bằng cách dùng phấn rôm em bé, còn cán cọ thì vệ sinh bằng nước tẩy trang. Phấn rôm không diệt khuẩn nhưng giúp giữ khô thoáng cây cọ, vì nếu ẩm thì sẽ sinh nấm mốc. Phần lớn vật dụng trang điểm khác có thể làm sạch bằng nước.

Theo BS Trần Thế Viện, giảng viên bộ môn Da liễu Trường ĐH Y Dược TP.HCM, loại mầm bệnh gây bệnh cho da mặt thường gặp nhất là Staphylococcus epidermidis, vi nấm… chúng phát triển gây ra các bệnh ngoài da: viêm da mủ, viêm da tiếp xúc dị ứng, nổi mụn trứng cá…

Vệ sinh dụng cụ trang điểm không đúng cách như dùng nước nóng, phơi nắng, dùng dung dịch sát khuẩn mạnh sẽ làm cho dụng cụ trang điểm (cọ, chổi, bông trang điểm…) mau hỏng: sợi lông bị quăn, miếng bông mất độ mềm mại, kềm cắt móng bị gỉ sét… làm cho làn da dễ bị tổn thương và tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây các bệnh ngoài da và móng. Để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh ngoài da từ các dụng cụ trang điểm, nên vệ sinh bộ cọ trang điểm thường xuyên và đúng cách (một-hai lần/tuần). Những vật dụng dùng để trang điểm cần được bảo quản trong những chiếc túi xách chuyên dụng và không để lẫn với các đồ vật khác. Nếu thấy bất kỳ triệu chứng nào ngoài da như ngứa, nổi đỏ, mụn mủ, mụn nước…, nên điều trị càng sớm càng tốt.

Cô Võ Thị Thu Hằng, giáo viên chuyên ngành trang điểm, Nhà Văn hóa Phụ nữ TP.HCM hướng dẫn: tùy thuộc vào mức độ sử dụng dụng cụ trang điểm mà bạn có thể vệ sinh sau vài tuần hoặc một tháng, nhất là đối với bộ cọ trang điểm. Dù không sử dụng thường xuyên, nhưng sau khi đã dùng dụng cụ trang điểm thì chị em nên vệ sinh sạch và bảo quản tốt. Trong tất cả các loại kem mỹ phẩm đều có chứa chất dầu, gây ẩm. Nếu miếng mút thoa phấn không được vệ sinh thường xuyên, vô tình tạo độ ẩm, khiến nấm mốc phát triển. Khi dùng miếng mút nhiễm khuẩn thoa kem sẽ gây dị ứng da mặt, nhẹ thì ngứa thoảng qua, nặng thì nổi mụn, viêm nhiễm…

Hầu hết chị em khi thấy triệu chứng về da thường đổ lỗi cho mỹ phẩm mà không biết, viêm da mặt còn do dụng cụ trang điểm. Cách vệ sinh cọ và mút tốt nhất là dùng dung dịch tẩy trùng tẩy chất dầu bám, pha dung dịch vào nước cho loãng rồi nhúng cọ vào giũ sạch, rửa lại bằng nước nhiều lần và phơi trong mát.

<>SONG ANH

<>Khi thấy độ bám của bộ cọ không chặt với da mặt nữa, hoặc nhìn bằng mắt thường thấy màu dính làm đổi màu đầu cọ thì nên vệ sinh. Mỗi vị trí môi, má, mắt được sử dụng màu trang điểm khác nhau nên nếu dùng chung cọ sẽ dẫn đến tình trạng cọ bẩn và lây nhiễm. Ngoài các dụng cụ chính trong bộ trang điểm thì nên vệ sinh các loại nắp hộp phấn, son, túi đựng bộ mỹ phẩm bằng cách dùng nước tẩy trang lau sạch và để khô thoáng.

<>VÕ THỊ THU HẰNG

<>(NVH Phụ nữ TP.HCM)

Nguồn : Báo Phụ Nữ Online

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Trẻ hóa da" với... Màng bọc thực phẩm - Bạn có tin?

Sử dụng màng bọc thực phẩm là bí quyết làm đẹp của phụ nữ Nhật Bản, phương thức này được đề cập trong cuốn sách The Japanese Skincare Revolutiocho của tác giả Chizu Saeki. Chúng ta đã từng biết đến các phương pháp massage để săn chắc cơ mặt, giảm thiếu các nếp nhăn, chảy xệ... và hiện nay, chúng ta lại được biết thêm một phương pháp nữa giúp trẻ hóa làn da nhờ vật dụng quen thuộc nhất trong mọi căn bếp - màng bọc thực phẩm. Lý giải về việc vì sao màng bọc thực phẩm lại giúp trẻ hóa làn da: sức nóng từ hơi thở và nhiệt độ cơ thể sẽ làm giãn nở các lỗ chân lông, đồng thời việc này sẽ làm dưỡng chất từ mặt nạ thẩm thấu sâu vào từng tế bào da, tăng việc sản xuất collagen, tăng hiệu quả làm đẹp. Tác giả của cuốn sách - Chizu Saeki, cho hay "Độ ẩm là yếu tố quan trọng nhất trong một làn da trẻ trung, nếu da ngậm nước, nó sẽ trông trẻ hơn, săn chắc hơn và tươi mới hơn". Cô hứa rằng cách sử dụng mặt nạ màng bọc thực phẩm của mình bao gồm các bước: đắp mặt nạ cấ

Có nên trừ mụn trứng cá b��ng keo?

Là nam giới nhưng da mặt em nhờn và có nhiều mụn trứng cá. Mỗi tháng, em đều lột mụn bằng keo lột mụn màu trắng. Sau khi lột, em thấy da mình mịn nhưng cứ 2-3 tuần thì da lại sần sùi. Mong bác sĩ tư vấn giúp, em có nên lột mụn bằng keo nữa hay không? Liệu có phải loại keo này là nguyên nhân khiến da mặt em sần sùi hay không? Em phải làm sao đề cải thiện làn da của mình. Cám ơn bác sĩ (Quang Thắng). <>Trả lời: Chào bạn Da nhờn và mụn có nguyên nhân từ nội tiết. Để điều trị tình trạng này cần các phương pháp giảm nhờn, giữ da sạch, thoáng, hạn chế viêm nhiễm. Da sần sùi là do mụn đầu trắng, đầu đen, mụn mủ. Việc bạn lột mụn bằng keo không giải quyết dứt điểm da nhờn nên mụn tái phát là chuyện bình thường. Để cải thiện làn da của mình, bạn cần kiên trì điều trị mụn đúng phương pháp. <> TS - BS Trần Ngọc Ánh <> Giảng viên Da liễu, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Nguồn : Báo Phụ Nữ Onl

Gia tăng bệnh nhân bị ngứa do trời lạnh

Thời tiết rét đậm nhiều ngày nay khiến số bệnh nhân đi khám do da bị dị ứng tăng mạnh. Nhiều người gãi đến mức da bị trầy xước, thậm chí có những chấm xung huyết dưới da. Bác sĩ Nguyễn Thành, Trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, ngứa do lạnh có thể từ lâm râm đến dữ dội, ở từng bộ phận hoặc ngứa toàn thân. Người bệnh càng gãi lại càng thấy ngứa. Hai ngày gần đây, chị Hà (Đội Cấn, Hà Nội) thấy cậu con trai đang học lớp một tự dưng hai má mẩn đỏ hết cả lên. Đêm ngủ cu cậu trằn trọc không yên vì mải gãi. Chị cũng không cho con ăn món gì lạ nên không nghĩ đến dị ứng. Trước đây, cậu bé cũng chưa bao giờ bị như thế nên chị vội vàng đưa con đi khám. "Bác sĩ nói là không có vấn đề gì, chỉ do thời tiết lạnh quá nên mới bị ngứa và mẩn đỏ. Sau khi bôi kem dưỡng ẩm và thuốc, thấy con đỡ ngứa hẳn. Cũng may trường hợp của cháu nhẹ, nó chưa gãi nhiều đến trầy xước da", chị Hà kể lại. Giống như con chị Hà, hai năm gần đây cứ đến mùa đông, Linh, 20 tuổi, ở T