Chuyển đến nội dung chính

Cách phân biệt bệnh vẩy nến với một số căn bệnh ngoài da khác

Bệnh vẩy nến là một trong những bệnh da liễu rất thường gặp, do những rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, cuộc sống và có thể gây ra biến chứng khác. Chính vì thế việc nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh vẩy nến sẽ giúp cho việc phòng tránh cũng như điều trị được tốt nhất.

Nhận biết bệnh vẩy nến qua các biểu hiện ngoài ra

Các bác sĩ da liễu tại Phòng khám đa khoa Âu Á cho biết, bệnh vẩy nến là do những rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì.

Mặc dù cho đến nay vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh nhưng những yếu tố về di truyền, nhiễm khuẩn, stress, lạm dụng thuốc hay hiện tượng Koebner được cho là những nguyên nhân sinh ra bệnh.

Người bệnh có thể nhận biết được dấu hiệu vẩy nến thông qua những mảng đỏ xuất hiện trên da, bên trên những mảng này có vảy trắng bạc, khi cạo bỏ lớp vảy thì thấy dưới da sẽ bị viêm và gây ngứa.

Ở giai đoạn nặng của bệnh vẩy nến là vảy nến mủ, trên da có nhiều mụn mủ thậm chí các mụn mủ sẽ liên kết lại với nhau thành hồ mủ. Nếu mắc vảy nến đỏ thì da sẽ bị đỏ, căng rát, khó chịu, cơ thể đau nhức.

Bệnh vẩy nến thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, lưng, bụng… Nếu vẩy nến ở da đầu những vẩy trắng sẽ giống như gàu. Còn móng tay xuất hiện những vết lõm nhỏ bằng đầu kim, mao mạch dưới móng vỡ dẫn đến chảy máu, lớp da bên dưới chuyển màu vàng hoặc đỏ, da dày dưới móng thậm chí móng bị bung hoặc tách ra.

Các triệu chứng của bệnh vảy nến thường không có những biểu hiện rõ ràng và cũng rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh viêm da khác. Chính vì vậy, người bệnh cần khám và điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Cách phân biệt bệnh vẩy nến với các bệnh ngoài da khác

Vẩy nến là bệnh dễ mắc phải và khó chữa khỏi hoàn toàn nên dễ tái phát. Bệnh còn dễ bị nhầm lẫn với những triệu chứng của một số bệnh ngoài da khác. Nếu không phân biệt được bệnh có thể sẽ dẫn đến sai lầm trong việc hỗ trợ điều trị. Theo các bác sĩ người bệnh cần phân biệt bệnh vẩy nến với một số bệnh da liễu dưới đây, để kịp thời có hướng điều trị thích hợp.

– Viêm da đầu (viêm da tiết bã): Là chứng tăng tiết bả nhờn ảnh hưởng chủ yếu ở da đầu, gây ra vẩy, ngứa, da đỏ và gàu, nên thường rất dễ nhầm lẫn với bệnh vẩy nến da đầu.

– Bệnh liken phẳng: Trên da sẽ xuất hiện các đốm nhỏ màu tím hoặc hồng, thường thấy ở cánh tay, chân, lưng hay cơ quan sinh dục, bệnh thường gây ngứa. Bệnh này không có vẩy trên da như bệnh vẩy nến. Nếu bị liken phẳng ở da đầu, bạn sẽ bị rụng tóc, còn bệnh vẩy nến thì không gây rụng tóc.

– Bệnh nấm da: Da nhiễm bệnh thường hình thành các tổn thương dạng vòng, da bị viêm và đỏ, có mụn, có vảy da li ti ở viền ngoài những vùng da bên trong thì bình thường.

– Bệnh vẩy phấn hồng: Đây là có những biểu hiện tương tự bệnh vẩy nến, tuy nhiên bệnh thường kéo dài từ vài tuần đến một vài tháng. Thường xuất hiện đầu tiên ở ngực, lưng, sau đó lan sang những vùng khác. Người bệnh thường ngứa nhiều, đặc biệt khi trời nóng, các đốm vẩy thường kéo dài từ giữa thân mình ra 2 bên thân, tạo ra hình thù giống với cây thông.

Do vậy, để chẩn đoán bệnh vẩy nến một cách chính xác và hiệu quả người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa về da kiễu để được thăm khám, các bác sĩ sẽ dựa trên kết quả từ việc lấy sinh thiết da hay tiến hành cạo vảy da bị bệnh kiểm tra dưới kính hiển vi.

Chữa bệnh da liễu an toàn tại đa khoa Âu Á

Các tác hại của bệnh vẩy nến đối với người bệnh

Không chỉ gây ra tác hại ngoài da, bệnh còn có thể gây ảnh hưởng tới xương khớp tác động tới các cơ quan bên trong. Những biến chứng của bệnh có thể kể ra như:

– Biến chứng da đầu: Bệnh vẩy nến da đầu có thể gây nên tình trạng rụng tóc, làm ảnh hưởng nhiều tới tâm lý thẩm mỹ. Đồng thời các biểu hiện của bệnh như dày sừng, tróc vẩy trắng cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe.

– Tổn thương xương khớp: Trong trường hợp nặng bệnh có thể tấn công vào xương khớp gây viêm nhức, nếu như không điều trị bệnh kịp thời thì bệnh có thể gây liệt khớp, mất khả năng vận động.

– Tổn thương móng: móng tay bị tổn thương, gây đau nhức khó chịu.

– Nhiễm trùng: Trường hợp bệnh nặng có thể gây nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu có thể tử vong trong trường hợp nhiễm trùng máu toàn thân.

– Ảnh hưởng tới chức năng gan, thận và suy tủy cao do dùng thuốc trị bệnh vẩy nến.

Nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe được tốt nhất, bạn nên đến các đơn vị y tế chuyên khoa uy tín nhất để được tư vấn, thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời khi thấy các triệu chứng đáng nghi ngờ. Hiện nay, Phòng khám đa khoa Âu Á áp dụng các phương pháp nêu trên hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến, cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, nguyên nhân dày sừng nang lông giàu kinh nghiệm sẽ giúp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng được tốt nhất.

Để tiếp tục nhận được những chia sẻ bổ ích của bác sĩ, chuyên gia tư vấn về bệnh vẩy nến nói riêng và bệnh da liễu nói chung, bạn hãy liên lạc với phòng khám đa khoa Âu Á chúng tôi thông qua số hotline (08) 38 777 515 (miễn phí) hoặc click vào khung chat để được các chuyên gia tư vấn miễn phí và hỗ trợ sớm nhất! Tất cả vì lợi ích cao nhất của bệnh nhân phục vụ!

Tư vấn trực tiếp với chúng tôi về bệnh da liễu của bạn tại đây

Liên hệ chuyên khoa da liễu của phòng khám đa khoa Âu Á để được hỗ trợ tư vấn và thăm khám tốt nhất.

- Số điện thoại tư vấn : 08 38 777 515

- Địa chỉ: 425 Nguyễn Văn Luông - P 12 - Quận 6 - Tp.HCM ( cách vòng xoay Phú Lâm tầm 100m)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Trẻ hóa da" với... Màng bọc thực phẩm - Bạn có tin?

Sử dụng màng bọc thực phẩm là bí quyết làm đẹp của phụ nữ Nhật Bản, phương thức này được đề cập trong cuốn sách The Japanese Skincare Revolutiocho của tác giả Chizu Saeki. Chúng ta đã từng biết đến các phương pháp massage để săn chắc cơ mặt, giảm thiếu các nếp nhăn, chảy xệ... và hiện nay, chúng ta lại được biết thêm một phương pháp nữa giúp trẻ hóa làn da nhờ vật dụng quen thuộc nhất trong mọi căn bếp - màng bọc thực phẩm. Lý giải về việc vì sao màng bọc thực phẩm lại giúp trẻ hóa làn da: sức nóng từ hơi thở và nhiệt độ cơ thể sẽ làm giãn nở các lỗ chân lông, đồng thời việc này sẽ làm dưỡng chất từ mặt nạ thẩm thấu sâu vào từng tế bào da, tăng việc sản xuất collagen, tăng hiệu quả làm đẹp. Tác giả của cuốn sách - Chizu Saeki, cho hay "Độ ẩm là yếu tố quan trọng nhất trong một làn da trẻ trung, nếu da ngậm nước, nó sẽ trông trẻ hơn, săn chắc hơn và tươi mới hơn". Cô hứa rằng cách sử dụng mặt nạ màng bọc thực phẩm của mình bao gồm các bước: đắp mặt nạ cấ

Có nên trừ mụn trứng cá b��ng keo?

Là nam giới nhưng da mặt em nhờn và có nhiều mụn trứng cá. Mỗi tháng, em đều lột mụn bằng keo lột mụn màu trắng. Sau khi lột, em thấy da mình mịn nhưng cứ 2-3 tuần thì da lại sần sùi. Mong bác sĩ tư vấn giúp, em có nên lột mụn bằng keo nữa hay không? Liệu có phải loại keo này là nguyên nhân khiến da mặt em sần sùi hay không? Em phải làm sao đề cải thiện làn da của mình. Cám ơn bác sĩ (Quang Thắng). <>Trả lời: Chào bạn Da nhờn và mụn có nguyên nhân từ nội tiết. Để điều trị tình trạng này cần các phương pháp giảm nhờn, giữ da sạch, thoáng, hạn chế viêm nhiễm. Da sần sùi là do mụn đầu trắng, đầu đen, mụn mủ. Việc bạn lột mụn bằng keo không giải quyết dứt điểm da nhờn nên mụn tái phát là chuyện bình thường. Để cải thiện làn da của mình, bạn cần kiên trì điều trị mụn đúng phương pháp. <> TS - BS Trần Ngọc Ánh <> Giảng viên Da liễu, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Nguồn : Báo Phụ Nữ Onl

Gia tăng bệnh nhân bị ngứa do trời lạnh

Thời tiết rét đậm nhiều ngày nay khiến số bệnh nhân đi khám do da bị dị ứng tăng mạnh. Nhiều người gãi đến mức da bị trầy xước, thậm chí có những chấm xung huyết dưới da. Bác sĩ Nguyễn Thành, Trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, ngứa do lạnh có thể từ lâm râm đến dữ dội, ở từng bộ phận hoặc ngứa toàn thân. Người bệnh càng gãi lại càng thấy ngứa. Hai ngày gần đây, chị Hà (Đội Cấn, Hà Nội) thấy cậu con trai đang học lớp một tự dưng hai má mẩn đỏ hết cả lên. Đêm ngủ cu cậu trằn trọc không yên vì mải gãi. Chị cũng không cho con ăn món gì lạ nên không nghĩ đến dị ứng. Trước đây, cậu bé cũng chưa bao giờ bị như thế nên chị vội vàng đưa con đi khám. "Bác sĩ nói là không có vấn đề gì, chỉ do thời tiết lạnh quá nên mới bị ngứa và mẩn đỏ. Sau khi bôi kem dưỡng ẩm và thuốc, thấy con đỡ ngứa hẳn. Cũng may trường hợp của cháu nhẹ, nó chưa gãi nhiều đến trầy xước da", chị Hà kể lại. Giống như con chị Hà, hai năm gần đây cứ đến mùa đông, Linh, 20 tuổi, ở T